Phát triển tổ chức và hoàn chỉnh các tuyến vận tải quân sự trên biển Đường_Hồ_Chí_Minh_trên_biển

Các đơn vị:

Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Đoàn hải quân 759, sau này trở thành Lữ đoàn 125 của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đây là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ vận tải vũ khí, hàng hóa vào chiến trường miền Nam bằng các con tàu không số, mở ra sự phát triển mới của Đường Hồ Chí Minh trên biển.

  • Đoàn 962

Tại Nam Bộ, Bộ Chỉ huy quân khu IX của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ thành lập Trung đoàn 962 chuyên trách nhiệm vụ chuẩn bị bến bãi tại bờ biển các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Bộ chỉ huy các Khu V, VI, VIII cũng được lệnh thiết lập các bến bãi bí mật để đón nhận vũ khí, đạn dược, phương tiện và các hàng hóa khác từ miền Bắc Việt Nam chuyển vào bằng đường biển.

  • Đoàn 950

Phương tiện:

  • Tàu, thuyền gỗ
  • Tàu sắt
  • Tàu hai đáy

Các tuyến chính

  • Tuyến ven bờ
  • Tuyến tiếp giáp lãnh hải
  • Tuyến hàng hải quốc tế

Các căn cứ và bến bãi:

  • K15

K15 là bí danh được đặt tên cho bến tàu xuất phát có quy mô lớn đầu tiên của các con tàu không số vận chuyển người và vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển trong Chiến tranh Việt Nam. Nó còn có tên khác là "Vạn Xét". Bến này được mở lần đầu tiên tại các thôn Vạn Hoa và Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng), do Trung đoàn công binh 83 xây dựng. Đây là một vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền ở bờ Đông bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Vịnh này có ba phía là núi, đường ra biển duy nhất nằm ở hướng Tây Nam, độ sâu khoảng 3 m khi thủy triều xuống và đến 4 m khi thủy triều lên. Cầu cảng được xây hình chữ T. Thân chính rộng 6 m, dài 60 m; thân ngang rộng 6 m, dài 12 m. Toàn bộ cầu tàu được làm bằng bê tông cốt thép dạng khung chịu lực kiểu dầm gác hai đầu. Ngày 15 tháng 5 năm 1964, cầu tàu K15 bắt đầu hoạt động. Tuy ra đời sau tuyến vận tải quân sự bí mật trên biển đầu tiên từ Quảng Bình vào miền Nam và các chuyến tàu từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí và trở lại miền Nam nhưng lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn coi đây như "Cột km số 0" của các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Cầu cảng K15 đánh dấu một bước chuyển biến lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đó là việc các tàu sắt được đưa vào sử dụng, dần thay thế cho các con tàu gỗ kém an toàn. Trong quá trình hoạt động, cảng K15 đã tổ chức xếp hàng và xuất phát cho 88 chuyến vận tải quân sự trên biển, gồm 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác. Do được ngụy trang rất kín đáo nên trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn không phát hiện được cầu cảng K15. Sau nửa thế kỷ, đặc biệt từ năm 1975 đến nay không còn được hoạt động, công trình đã hư hại nặng. Hiện nay, tại bãi biển Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng) chỉ còn lại di tích các cọc bê tông của cầu tàu trên bến cảng quân sự bí mật K15.

  • Cửa Hội
  • Cửa Sót
  • Cửa Gianh
  • Cửa Nhật Lệ
  • Hố Chuối
  • Sa Huỳnh

Sa Huỳnh là một làng chài cổ đồng thời là một bãi biển nổi tiếng ở miền Trung Trung Bộ với nghề đánh cá từ lâu đời. Trong quá trình hoạt động của "Đường Hồ Chí Minh trên biển"; Sa Huỳnh là một trong những bến bãi tiếp nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa do các chuyến tàu không số chuyên chở từ miền Bắc gửi vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại chiến trường Khu V.

  • Quy Thiện

Địa điểm Quy Thiện thuộc xã Phổ Hiệp, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Là một trong các bến đỗ dự bị của các chuyến tàu không số trong trường hợp tàu bị hỏng, là nơi tránh trú khi gặp bão lớn hoặc bị hải quân Việt Nam Cộng hòa vây ráp. Tháng 3 năm 1968, tại đây đã diễn ra cuộc hội ngộ không hẹn mà gặp giữa các cán bộ, nhân viên của Bệnh xá Đức Phổ nổi tiếng do bác sĩ Đặng Thùy Trâm lãnh đạo với các thủy thủ Tàu 43 khi tàu bị không quân và hải quân Việt Nam Cộng hòa bắn hỏng. Các thủy thủ phải đổ bộ lên bờ và được người dân trong vùng bí mật đưa đến trạm xá này để cứu chữa. Sau đó, họ được Bộ Chỉ huy Khu V của Quân giải phóng miền Nam tổ chức vượt Trường Sơn trở lại miền Bắc.[5]

  • Ba Làng An
  • Lộ Diêu

Bến này nằm trên địa bàn Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ở vào vị trí giữa đèo Lộ Diêu trong và đèo Lộ Diêu ngoài, phía Tây là núi, phía Đông là bãi biển, Lộ Diêu được chọn làm bến trung chuyển vũ khí, đạn dựoc và hàng hóa do các con tàu không số chở từ miền Bắc vào chiến trường khu V. Bến Lộ Diêu bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1964 khi đón con tàu đầu tiên chở hàng chục tấn vũ khí xuất phát từ Hòn Dấu, Hải Phòng đi vào.

Địa điểm này nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là bến xuất phát của một trong năm con thuyền gỗ đầu tiên mở tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, bến này đã đón 3 tàu không số cập bến, vận chuyển 109 tấn vũ khí cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu IX.

  • Rạch Cỏ
  • Cồn Tàu

Đây là bến chính trong hệ thống bến bãi Trà Vinh, nằm ở gần cửa Cung Hầu, một trong ba cửa chảy ra biển của sông Hậu, thuộc huyện Duyên Hải. Bến này bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 1963 khi đón chuyến tàu sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ khí từ Bắc vào Nam.

Còn được những người lính của Trung đoàn vận tải 962 đặt cho biệt danh là Bến "Ông Hai Ghiền". Địa điểm này nay thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đây là nơi xuất phát của con tàu đầu tiên của Việt Minh ở vùng Tây Nam Bộ ra Bắc xin vũ khí để tổ chức kháng chiến chống Pháp từ năm 1946. Từ năm 1961 đến năm 1962, 2 chuyến tàu của lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Tây Nam Bộ cũng xuất phát từ đây ra Bắc xin chi viện vũ khí và trở về an toàn. Bến này cũng với các bến Cồn Tra và Cồn Lợi hợp thành một hệ thống bến bãi đón nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bến Tre. Mặc dù theo sự bố trí của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Thạnh Phong thuộc khu VIII nhưng lại đóng vai trò là bến trung chuyển lớn cho cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ trong thời kỳ đầu (1961-1963). Kho cất giữ vũ ký bí mật phục vụ cho bến Thạnh Phong được xây dựng dưới lòng đất tại xã Thạnh Thới A, gần bến phà Cầu Ván, thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Xã Thạnh Thới A cũng là nơi đóng sở chỉ huy Trung đoàn vận tải 962 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu IX.

  • Vàm Lũng

Bến này do ông Bông Văn Dĩa (sau này là thượng tá hải quân) lựa chọn và xác định thay cho hai con lạch Bồ Đề và Rạch Gốc tuy sâu và rộng hơn nhưng dễ bị lộ hơn. Địa điểm này thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tại đây có một con rạch lớn sâu từ 2 đến 3 m. Hai bên có rừng đước rộng lớn che phủ. Các tàu pha sông biển cỡ nhỏ có trọng tải dưới 100 tấn có thể ra vào được và dễ dàng ẩn nấp dưới các rặng đước cao và rậm rạp. Tháng 10 năm 1962, bến này bắt đầu hoạt động khi đón con tàu gỗ mang mật danh "Phương Đông 1" chở 30 tấn vũ khí từ miền Bắc vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu IX. Trong toàn bộ thời gia hoạt động, bến này đã dón 68 chuyến tàu tiếp tế từ miền Bắc vào.

  • Rạch Gốc
  • Bồ Đề
  • Rạch Tàu
  • Rạch Giá Cảng cá Rạch Giá là căn cứ nửa công khai, nửa bí mật của đoàn tàu hai đáy do Trung đoàn vận tải 950 thuộc Khu IX, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phụ trách. Bến này đi vào hoạt động từ nửa sau năm 1968. Gọi là nửa công khai vì bề ngoài, đây là một cảng cá, gọi là nửa bí mật vì đây là một bến tiếp nhận vũ khí vận chuyển bằng đường biển. Bến cảng này đánh dấu một phương pháp vận chuyển mới: "trên cá, dưới súng đạn". Do tàu gỗ có cấu tạo hai đáy nên bề ngoài, nó giống như một tàu đánh cá bình thường. Nhưng giữa hai lớp đáy có một khoảng trống để cất giấu vũ khí, đạn dược và các hàng hóa khác. Do sự kiểm soát gắt gao của Hải quân Việt Nam Cộng hòa khi phát hiện một tàu hai đáy bị hỏng máy và được kéo về bờ, bến này phải tạm ngừng hoạt động từ giữa năm 1973 đến đầu năm 1975, khi Chiến dịch Mùa Xuân 1975 bắt đầu được khởi động.
  • Cảng Sihanoukville (Campuchia)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Hồ_Chí_Minh_trên_biển http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/6-thuy-thu-... http://www.baobinhthuan.com.vn/bien-dao/phan-vinh-... http://baoninhthuan.com.vn/news/16980p1c24/dang-va... http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Nguyen-Phan-V... http://www.voh.com.vn/news/NewsDetail.aspx?id=3737... http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&chitiet=... http://www.kiengiangtec.edu.vn/kgtec.Detail=Qua-tr... http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2006/so34_35/chuy... http://kienthuc.net.vn/giai-ma/huyen-thoai-tau-kho... http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/307/308/308/15...